Cà phê Espresso có nguồn gốc từ Ý, du nhập vào Việt Nam khá sớm và nhanh chóng phổ biến trong giới mộ điệu. Cafe Espresso không chỉ là thức uống nó còn là nghệ thuật trong cà phê. Nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn về Espresso, từ khái niệm Espresso là gì? Nguồn gốc của loại cà phê này? Thành phần của ly cà phê Espresso và các pha chế như thế nào, Bonjour Coffee đã biên tập bài viết sau đây. Mời các bạn cùng theo dõi.
Cà phê Espresso là gì? Tìm hiểu về cafe Espresso
Để tìm hiểu sâu về loại cà phê này, chúng ta sẽ đi đến phần giải thích tên gọi cà phê Espresso là gì cùng nguồn gốc lịch sử hình thành thức uống quyến rũ, cuốn hút này:
Giải thích tên gọi Espresso
Espresso là gì? Trên thực tế, Espresso là cụm từ chỉ một phương pháp pha chế cà phê. Tuy nhiên, về sau này người ta thường gọi loại cà phê được pha chế theo phương pháp Espresso bằng chính cái tên này.
Cách pha chế của Espresso rất đặc biệt. Không phải pha chế thông thường, Espresso sử dụng một nguyên lý pha chế riêng biệt tạo nên hương vị riêng biệt. Cà phê được nghiền nhuyễn và mịn được đặt vào tấm lọc đã được chuẩn bị từ trước. Người ta sử dụng một loại máy có áp suất và công suất hoạt động rất lớn.
Một lượng nước đã được đo lường nhiệt độ thật cẩn thận sẽ đi qua lớp cà phê nguyên chất. Dưới áp suất lớn của máy, lượng cà phê Espresso nguyên chất được tạo ra. Nguyên lý pha chế này rất đặc biệt. Khi áp suất tác động lên hạt cà phê đã nghiền mịn, các thành phần sẽ được xuất ra với độ đậm đặc cao. Lượng dầu có trong hạt cà phê tạo nên hiệu ứng bọt rất đẹp mắt bởi lớp dầu này không bị hòa tan.
Với phương pháp này, thành phẩm tạo ra sẽ là loại cà phê đậm đặc với một lớp bọt vàng óng, mịn màng thức tỉnh mọi giác quan. Loại cà phê được pha chế đặc biệt có thể tạo ra hai lớp cà phê đặc biệt là lớp Crema và Liquid. Nhờ vậy mà vị ngọt và đắng được cân xứng hài hòa.
Nguồn gốc
Câu chuyện của coffee Espresso bắt nguồn từ nước Ý và Tây Ban Nha. Theo tiếng Ý thì đây là một cụm từ thường dùng để chỉ những món thức uống được pha chế đặc biệt. Thuở ban đầu, thức uống này thường chỉ xuất hiện tại các quán bar. Espresso bắt nguồn từ cụm từ “express”, đây là loại cà phê dành cho những người am hiểu về cà phê.
Espresso được pha chế bằng loại máy đặc biệt có áp suất lớn. Tất cả các nguyên liệu từ nước dùng để pha và hạt cà phê đều phải đạt tiêu chí sạch. Tại sao lại như vậy? Bởi loại cà phê Espresso được tạo ra khi pha bằng máy pha cà phê. Nếu hạt cà phê không đảm bảo sự nguyên chất, bị tẩm các loại dầu, hóa chất sẽ khiến máy bị hỏng không thể xay được.
Tại nước Ý, loại cà phê này đơn thuần chỉ là cà phê thông thường không có gì quá đặc biệt. Tuy nhiên, trải qua rất nhiều năm, Espresso đã trở thành loại cà phê quốc dân không chỉ được ưa chuộng tại Ý mà còn rất nhiều nước trên thế giới. Thậm chí mức độ phổ biến của coffee Espresso còn được các chuyên gia lâu năm đánh giá rằng nếu bạn chưa thưởng thức thức uống này đồng nghĩa với việc bạn chưa từng uống cafe.
Sự phát triển, phổ biến của cà phê Espresso trên thế giới
Ở nước Anh, Cà phê Espresso cũng được sử dụng phổ biến với dạng Cappuccino. Với những ly cà phê thơm ngọt kèm sức hấp dẫn kỳ lạ của bọt khiến nó càng trở nên được chú ý nhiều hơn. Thức uống này được phổ biến tại Anh từ năm 1950 và đối tượng khách hàng chủ yếu là giới trẻ.
Khác biệt một chút là ở Mỹ khi phong cách thưởng thức loại cà phê này được kèm theo xi- rô có hương vị. Theo nhiều thông tin cho biết, Cà phê Espresso được phát minh bởi Lino Meiorin người Ý vào năm 1950. Ban đầu, nó được biết đến với những quán cà phê hạ giá nhằm phục vụ đối tượng người lao động ở nước Ý. Sau này, với hương vị hấp dẫn vốn có, Espresso đã lan rộng ra thế giới vào khoảng những năm 1980 và 1990.
Năm 2010, cà phê Espresso được các nhà bình luận văn hóa chia thành các loại khác nhau như: cà phê sóng thứ hai và cà phê sóng thứ ba hay còn gọi là cà phê thủ công thượng lưu. Cho đến nay, nó đã trở nên phổ biến ở các nước Châu Á và Trung Đông bằng việc xuất hiện các chuỗi cửa hàng cà phê phương Tây.
Thành phần của một ly cafe Espresso
Khi pha chế cafe Espresso, người ta sử dụng một lượng nước nhỏ gần như lượng nước đó có thể bốc hơi. Nước xâm nhập qua từng lát cà phê đã nghiền tạo ra loại cafe nguyên chất. Thành phần của một ly Espresso gồm lớp crema và lớp liquid. Loại cà phê được pha đúng chuẩn phải xuất hiện một lớp crema vàng óng ở trên. Để có thể tạo ra đúng hai lớp này, kinh nghiệm thôi là chưa đủ. Ước tính chỉ 2/1000 người có thể pha chế thành công cafe Espresso trong lần pha chế đầu tiên.
Crema là lớp vàng óng xuất hiện trên bề mặt. Lớp này chính là lớp bọt bắt nguồn từ CO2. Các loại tinh chất và dầu sẽ kết hợp với nhau tạo thành lớp Crema. Đặc điểm của lớp này là có hương vị khá đắng. Vì vậy, nếu bạn là người ưa ngọt thì lớp đắng này có thể khiến bạn không quen. Tuy nhiên, nhiều người đã thử khuấy để hoàn trộn Cream và Liquid và khẳng định đây là ý kiến không tồi. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia đánh giá rằng nên uống theo cách nguyên thủy để tận hưởng trọn vẹn hương vị độc đáo. Liquid là lớp dưới tạo nên hương vị thơm ngon cho ly Espresso. Mọi tinh túy và hương vị của hạt cà phê nguyên chất đều được gói gọn tại lớp này.
Cách pha cà phê Espresso
Như chúng tôi đã khẳng định, cách pha cà phê Espresso vô cùng đơn giản. Bạn có thể tự tay pha chế những ly cà phê mang phong cách của riêng mình. Tuy nhiên khoảng cách giữa biết pha và pha ngon thực sự rất xa. Để có thể tạo ra loại cà phê ngon, đúng vị đòi hỏi bạn phải thực sự nắm được cách pha Espresso và khâu pha chế một cách kỹ lượng.
Nguyên liệu
Nguyên liệu của cafe Espresso là những hạt cà phê sạch nguyên chất. Cà phê phải đạt tiêu chuẩn chất lượng. Hạt cà phê được trồng không hóa chất, thuốc trừ sâu. Những hạt được lựa chọn phải là hạt mẩy, không bị ẩm mốc. Đặc biệt, không được tẩm ướp bất kỳ nguyên liệu nào với hạt cà phê.
Loại cà phê được lựa chọn nhiều nhất là Arabica vì hương vị và độ ngậy. Một số người lại thích sự pha trộn giữa Arabica với Robusta. Nên rang cà phê ở nhiệt độ vừa để đảm bảo độ cân bằng giữa lượng axit và độ thơm ngon của hạt cà phê.
Thiết bị
Một số dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm:
- Máy xay cà phê
- Máy pha cà phê
- Một số dụng cụ khác: khăn lau, phin lọc mù, cân điện tử, cốc đánh sữa, ly, bột rửa, chổi vệ sinh,…
Định lượng
Có nhiều ý kiến khác nhau về một định lượng chuẩn cho một ly cà phê ngon. Tuy nhiên, theo đa số các chuyên gia pha chế cà phê thì định lượng chuẩn như sau:
- Lượng cà phê: 7 g ± 0,5 g
- Nhiệt độ nước lúc chảy ra khỏi máy: 90 °C ± 2 °C
- Nhiệt độ cà phê trong ly: 67 °C ± 3 °C
- Thời gian nước chảy qua bột cà phê: 25 giây ± 2,5 giây
- Độ nhớt ở 45 °C: 1,5 mPa s
- Lượng chất béo tổng cộng: > 2 mg/ml
- Hàm lượng caffeine khuyến nghị: 40mg /tách
- Dung tích trong tách (đã tính cả crema): 25 ml ± 2,5 ml.
Các bước thực hiện
Đa số các máy pha cà phê đều sẽ có bộ phận Portafilter. Với mỗi một Portafilter, bạn sẽ có thể pha một ly cà phê. Các loại máy có hai Portafilter, bạn có thể pha hai ly cùng lúc. Các bước thực hiện như sau:
Xem đầy đủ bài viết tại: https://bonjourcoffee.vn/blog/cafe-espresso/